Nghiên cứu - Trao đổi

KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN ĐỐI PHÓ VỚI QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH BẮT IUU CỦA EU VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

20/01/2025
Dương Anh Sơn[1], Trần Vang Phủ[2]
Bài viết đã được đăng trên
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2(418), trang 58-67.
Tóm tắt
Thái Lan là quốc gia có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên trong đánh bắt thuỷ hải sản với Việt Nam. Vào năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã ra “thẻ vàng” cảnh báo về tình trạng đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát (IUU) ở Thái Lan. Ngay sau đó, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách đồng bộ để EU gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với ngành thuỷ sản của Thái Lan. Vào năm 2017, Việt Nam đã bị EU đưa ra “thẻ vàng” đối với thủy sản do quan ngại về tình trạng đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát tại Việt Nam. Thẻ vàng IUU của EU đã tác động rất lớn về kinh tế - xã hội và hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Bài viết này phân tích kinh nghiệm ứng phó của Thái Lan đối với thẻ vàng IUU của EU và kiến nghị một số kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam để Việt Nam sớm có thể yêu cầu EU gỡ bỏ lệnh phạt về IUU đối với thủy sản xuất khẩu.
Từ khóa: kinh nghiệm, thẻ vàng IUU, thuỷ sản, EU, Thái Lan, Việt Nam
Abstract
Thailand and Vietnam share many similarities in terms of socioeconomic development and natural fishing conditions. The EU issued a yellow card warning about illegal, unreported, and unregulated (IUU) fishing in Thailand in 2015. Soon after, the Thai government implemented a slew of policies in response to the EU's decision to remove the IUU yellow card from Thailand's seafood industry. The EU issued Vietnam a yellow card for seafood in 2017 due to concerns about illegal, unreported, and unregulated sea fishing in Vietnam. The EU's IUU yellow card has had a significant impact on Vietnam's socioeconomic and legal systems. This article examines Thailand's response to the EU's IUU yellow card and suggests some relevant experiences for Vietnam so that Vietnam can soon request the EU to lift the IUU ban on seafood export.
Keywords: experience, IUU yellow card, EU, Thailand, Vietnam
Like PDF: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN ĐỐI PHÓ VỚI QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH BẮT IUU CỦA EU VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
  1. Đặt vấn đề
Việt Nam bị Liên minh châu Âu ra cảnh báo “thẻ vàng” về đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát (IUU) vào tháng 10/2017[3] và sau gần 05 năm tích cực thay đổi các quy định về quản lý và đánh bắt thủy sản, Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận để khắc phục tình trạng khai thác thủy sản vi phạm IUU. Trong năm 2020, cơ quan chức năng đã phạt 2.468 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 62 tỷ đồng; và tính đến tháng 11/2021, cơ quan chức năng đã phạt 1.527 vụ với tổng số tiền xử phạt là hơn 13,6 tỷ đồng[4]. Mặctình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… có giảm so với trước đây nhưng chưa vững chắc, còn mang tính đối phó trong quản lý và xử lý
Cùng có lợi thế về xuất khẩu nông - thuỷ sản vào thị trường EU, trong khi Thái Lan đã được EU gỡ bỏ cảnh báo về IUU, nếu Việt Nam vẫn tiếp tục kéo dài tình trạng bị cảnh báo “thẻ vàng” thì có thể bị tăng mức độ cảnh báo lên mức “đỏ”[5], và theo ước tính của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) ngành khai thác thuỷ sản của Việt Nam sẽ mất khoảng 380 triệu USD/năm nếu thị trường EU bị đóng cửa, uy tín ngày càng sụt giảm, áp lực nhiều hơn từ hải quan không tận dụng được ưu đãi có được từ Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Trong  trung hạn, nếu lệnh cấm kéo dài trong thời gian từ 2-3 năm, sẽ gây ra những gián đoạn cho ngành thuỷ sản, trong đó khai thác thuỷ sản sẽ bị thu hẹp khoảng 30% về qui  mô sản lượng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục các hạn chế trong hoạt động đánh bắt thuỷ sản hiện nay để đàm phán và yêu cầu EU gỡ bỏ cnh báo “thẻ vàng” nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định của hoạt động đánh bắt và xuất khẩu thuỷ sản, đồng thời có thể bảo vệ và khai thác ngư trường một cách bền vững. Thái Lan đã thành công trong việc yêu cầu EU gỡ bỏ cảnh báo IUU, vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan sẽ có những đóng góp thiết thực cho Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật về quản lý và khai thác thuỷ sản nói riêng, cho việc phát triển bền vững ngành thuỷ sản của Việt Nam nói chung.
 
[1] PGS. TS. Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) tài trợ theo số tài trợ C2020-34-07.
[2] TS. Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ; email: vangphu@gmail.com
[3] EC (2017). Commission warns Vietnam over insufficient action to fight illegal fishing. https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_17_4064, truy cập ngày 17/5/2022.
[4] An Nhi (2021). Thẻ vàng của EC với thuỷ sản Việt Nam: Cảnh báo “bay màu” vàng sang đỏ. https://vov.vn/kinh-te/the-vang-cua-ec-voi-thuy-san-viet-nam-canh-bao-bay-mau-vang-sang-do-900733.vov, truy cập ngày 17/5/2022.
[5] Đức Minh (2021). Thẻ phạt của châu Âu đe doạ ngành thuỷ sản Việt Nam. https://vnexpress.net/the-phat-cua-chau-au-de-doa-nganh-thuy-san-viet-nam-4338776.html, truy cập ngày 17/5/2022.
TIN LIÊN QUAN