TRUNG TÂM PHÁP LUẬT HOA KỲ
Nghiên cứu - Trao đổi

QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

14/09/2024
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
 
Nguyễn Thị Thu Trang*
 
Bài viết được công bố trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 15(494) – Kỳ 1, Tháng 8/2024.
 
Tóm tắt: Quyền tiếp cận thông tin của người tiêu dùng là một trong tám quyền cơ bản của người tiêu dùng đã được Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế và Liên hợp quốc thừa nhận. Trong đó, quyền tiếp cận thông tin về giá hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng là một trong các quyền tiếp cận thông tin của họ. Trong bài viết này, tác giả so sánh pháp luật của Việt Nam với pháp luật của Australia, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) để thấy điểm tương đồng và sự khác biệt giữa pháp luật các nước về quyền tiếp cận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Từ khóa: Giá, người tiêu dùng, quyền tiếp cận thông tin.
Abstract: The right to access information of consumers is one of the eight basic rights of consumers that have been recognized by the International Consumer Organization and the United Nations. Consumers' right to access information about the prices of goods and services is one of their rights to access information. In this article, the author compares the laws of Vietnam with the laws of Australia, the United States, and the EU to see the similarities and differences between the laws of other countries regarding the right to access information on the prices of goods and services of consumers. From there, the author offers some solutions and recommendations to improve the law of Vietnam to ensure the interests of consumers.
Keywords: price, consumer, right to access information.
 File PDF:  QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Quyền tiếp cận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng dưới góc nhìn so sánh
Ở Việt Nam, để bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin về giá của người tiêu dùng (NTD), các văn bản pháp luật của Việt Nam đã có quy định cụ thể như sau:
Theo quy định của Luật Giá, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai các nội dung về giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ; mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá; mức giá của hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá.[1] Khoản 6 Điều 4 Luật Giá năm 2023 quy định: “Niêm yết giá là hình thức công khai mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo đảm thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Theo đó, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin (CCTT) về giá hàng hóa, dịch vụ cho NTD, như mức giá mua bán, hình thức thông tin giá, loại tiền thanh toán. Việc công khai thông tin về giá của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải theo quy định của pháp luật[2]: (1) Đối với hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì cá nhân, tổ chức phải công khai giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ; (2) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Giá thì tổ chức, cá nhân phải công khai mức giá của hàng hóa, dịch vụ; (3) Đối với hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá thì cá nhân, tổ chức phải công khai mức giá.
 
* TS., Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.
[1] Xem: khoản 2 Điều 6 Luật Giá năm 2023 (Luật Giá).
[2] Xem: khoản 2 Điều 6 Luật Giá.
TIN LIÊN QUAN