Thông báo đào tạo tiến sĩ

​UEF thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ đợt 1 - năm 2025

09/01/2025
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 1 năm 2025 như sau:
  1. Ngành tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh
STT Mã ngành Ngành Chỉ tiêu tuyển sinh
1 9340101 Quản trị kinh doanh 10
2 9380107 Luật kinh tế 10
  1. Hình thức và thời gian đào tạo
  1. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.
  2. Thời gian đào tạo: Ba (03) năm đối với người có bằng thạc sĩ, bốn (04) năm đối với người có bằng đại học.
  1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
    1. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:
Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp theo danh mục quy định tại Phụ lục I (đính kèm).
- Đáp ứng các yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.
- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
- Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
b) Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục II (đính kèm) hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực (không quá 02 năm kể từ ngày cấp), tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Trong các trường hợp quy định nêu trên, nếu ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh). 
c) Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Trường quyết định, trừ trường hợp người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
c) Có đủ sức khỏe để học tập.
d) Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự.
e) Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường.
  1. Hồ sơ dự tuyển
STT Hồ sơ Số lượng
1 Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu) 1 bản gốc
2 Lý lịch khoa học (theo mẫu) 1 bản gốc
5 bản sao
3 Sơ yếu lý lịch (theo mẫu) 1 bản gốc
4 Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu
  a) Bằng và bảng điểm đại học 1 bản sao
b) Bằng và bảng điểm thạc sĩ 1 bản sao
c) Bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn 1 bản sao
Văn bằng chứng chỉ: Các văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt, công chứng và được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng.
5 Các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có) 1 bản sao
6 Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
  1. Đối với bài báo khoa học (đóng thành tập, ghi tên, kê khai danh mục ở trang bìa); bản sao trang bìa, mục lục và nội dung các bài báo.
  2. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học (đóng thành tập, ghi tên và kê khai danh mục ở trang bìa): Bản sao Quyết định/Hợp đồng thực hiện, Biên bản nghiệm thu đề tài và Bản tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu (đối với người tham gia phải có xác nhận của chủ nhiệm đề tài).
Hoặc:
  1. Giấy xác nhận thâm niên công tác là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
6 bộ
7 Dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa (theo mẫu). Trong đề cương nghiên cứu, người dự tuyển có thể đề xuất người hướng dẫn khoa học 6 bộ
8 Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người người dự tuyển của nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu 1 bản gốc
5 bản sao
9 Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp thí sinh theo quy định hiện hành về đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức) 1 bản gốc
10 Hình 3x4 (ghi họ tên và ngày sinh sau ảnh) 4 ảnh
11 Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và chế độ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định 1 bản gốc
5 bản sao
12 Căn cước công dân 1 bản sao
13 Giấy khám sức khỏe (trong vòng 6 tháng) 1 bản gốc
Nhà trường không hoàn trả lại hồ sơ sau khi nộp.
Danh mục mẫu hồ sơ tuyển sinh: Tải tại đây
  1. Kế hoạch và phương thức tuyển sinh, thời gian công bố kết quả trúng tuyển, thời gian nhập học
    1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển, dựa trên hai thành phần:
-   Kết quả đánh giá hồ sơ dự tuyển: thang điểm 30.
-   Kết quả đánh giá đề cương nghiên cứu: thang điểm 70.
b) Ngưỡng đầu vào của nghiên cứu sinh (NCS): Tổng điểm đánh giá hồ sơ dự tuyển và đề cương nghiên cứu đạt từ 50 điểm trở lên.
c) Thời gian nộp hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 25/4/2025.
  1. Thời gian bảo vệ đề cương (Dự kiến): Ngày 06/5/2025 - 10/5/2025.
đ) Thời gian công bố kết quả trúng tuyển (Dự kiến): Ngày 15/5/2025.
  1. Thời gian nhập học (Dự kiến): Ngày 19/5/2025 đến 26/5/2025.
  1. Thời gian khai giảng (Dự kiến): Ngày 31/5/2025.
  2. Lệ phí xét tuyển:
  • Hồ sơ: 200.000 đồng/bộ.
  • Lệ phí xét tuyển: 5.000.000 đồng/NCS.
  1. Học phí, chính sách miễn giảm học phí và những thông tin khác
  1. Lệ phí nhập học: 1.000.000 đồng/NCS.
  2. Học phí: 35.000.000 đồng/kỳ (1 năm gồm 2 kỳ, một khóa gồm 6 kỳ đối với đầu vào thạc sĩ hoặc 8 kỳ đối với đầu vào cử nhân).
Nghiên cứu sinh học chậm hơn so với kế hoạch sẽ tiếp tục đóng học phí theo từng kỳ.
Lệ phí xét tuyển và học phí nghiên cứu sinh nộp trực tiếp tại:
Phòng Tài chính của Trường; hoặc chuyển khoản qua ngân hàng theo thông tin:
Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.
Số tài khoản:  0600 1234 7979 - Tại ngân hàng:  Sacombank - CN Trung Tâm.
Nội dung: [họ tên], [số điện thoại], [nội dung đóng tiền].
  • Địa điểm nhận hồ sơ:
Viện Đào tạo sau đại học (Tầng 2)
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 141 - 145 Điện Biên Phủ, Phường 2, Quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh;
Điện thoại: (028)5422 6666 (2240) hoặc 0975522315 (Cô Hải).
Website: https://www.uef.edu.vn/vien-dao-tao-sdh
Email: saudaihoc@uef.edu.vn
Thời gian làm việc:
- Buổi sáng: 7g30 -  11g30 (từ thứ Hai đến thứ Bảy).
- Buổi chiều: 13g30 - 16g30 (từ thứ Hai đến thứ Sáu).
 
TIN LIÊN QUAN